Trong sự phát triển công nghệ hiện nay, các giao thức kết nối nhà thông minh được ra đời và phát triển mạnh mẽ. Trở thành nền tảng quan trọng trong việc tối ưu hóa cuộc sống, mang đến sự tiện nghi cho con người. Là một đơn vị hàng đầu trong việc ứng dụng các công nghệ nhà thông minh hiện đại, công ty nhà thông minh AiSmartHome xin chia sẻ những thông tin về các giao thức kết nối thông qua bài viết này nhé.
Giao thức kết nối nhà thông minh là gì?
Giao thức kết nối nhà thông minh là các phương thức, quy tắc hoặc tiêu chuẩn truyền thông cho phép các thiết bị nhà thông minh có thể kết nối và giao tiếp với nhau thông qua hệ thống điều khiển trung gian.
Mục tiêu của giao thức này là đảm bảo tính tương thích, đồng bộ của các thiết bị nhà thông minh trong cùng một hệ thống, mang lại sự thuận tiện và nhiều lợi ích cho người dùng. Hiện nay trên thị trường có nhiều giao thức kết nối được sử dụng phổ biến, và có thể chia thành giao thức kết nối có dây và giao thức kết nối không dây.
Giao thức kết nối nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên kết mượt mà giữa các thiết bị trong nhà thông minh. Tìm hiểu thêm bài viết: Nhà thông minh là gì?
Một số giao thức kết nối nhà thông minh phổ biến
Chúng ta cùng hiểu rõ hơn một số giao thức kết nối phổ biến trong nhà thông minh hiện nay nhé. Mà các công ty sản xuất thiết bị nhà thông minh cũng như các công ty triển khai các giải pháp nhà thông minh cho khách hàng đang ứng dụng.
Giao thức kết nối nhà thông minh Z-wave
Z-wave là một giao thức kết nối không dây sử dụng tần số vô tuyến để kết nối và giao tiếp giữa các thiết bị lại với nhau. Đây là giao thức được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu và được hỗ trợ hơn 450 công ty trên toàn thế giới. Giao thức kết nối này truyền tải và kết nối rất nhanh, có thể kết nối với băng tần 908,42 MHz, thấp hơn nhiều so với băng tần của nhiều thiết bị nhà thông minh ( 2.4 GHz).
Giao thức Z-wave có thể tương thích với hơn 1500 thiết bị nhà thông minh hiện nay, dù là được sản xuất từ thương hiệu nào, không phân biệt chủng loại. Z-wave mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, giúp tiết kiệm năng lượng, hạn chế sự tiêu hao điện năng, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Ngoài ra, còn mang lại sự linh hoạt hệ thống các thiết bị, có thể dễ dàng nâng cấp, thay thế các thiết bị khác nhau trong hệ thống nhờ khả năng tương thích cao.
Giao thức kết nối nhà thông minh ZigBee
Giao thức kết nối ZigBee khá tương đồng với giao thức Z-Wave, là giao thức kết nối không dây sử dụng tần số vô tuyến tiêu chuẩn IEEE 802.15.14. Và kết nối được các băng tần 900MHz, 868MHz, và 2.4GHz. Đây là một giao thức kết nối không dây cung cấp kết nối cho các thiết bị IoT.
ZigBee sử dụng cấu trúc mạng lưới, cho phép các thiết bị liên lạc và giao tiếp với nhau nhanh chóng trong phạm vi xa. Giao thức này chỉ cần một hub trung tâm là có thể điều khiển và truyền tải dữ liệu. Hiện nay có hơn 1200 thiết bị tương thích với giao thức ZigBee, mang khả tiêu thụ điện năng thấp, các thiết bị có thể sử dụng các nguồn năng lượng xanh, tuổi thọ các thiết bị cao.
Giao thức kết nối nhà thông minh Insteon
Giao thức kết nối Insteon là một hệ thống tự động hóa, các thiết bị có thể kết nối qua sóng vô tuyến (RF) và đường dây điện. Đây là một giao thức hỗ trợ mạng lưới lớn cho phép hàng nghìn các thiết bị có thể kết nối, sử dụng được tính năng Simulcast để phát sóng đồng thời. Thời gian nhận các tín hiệu nhanh chóng mất khoảng 0,5 giây và ít khi bị nhiều thông tin như Wifi.
Insteon cho phép người dùng điều khiển các thiết bị nhà thông minh từ xa thông qua ứng dụng điện thoại. máy tính hoăc máy tính bảng. Giao thức này được đánh là một giao thức phù hợp với mọi người, dễ dàng sử dụng. Insteon chỉ tương thích với một số sản phẩm mà do hãng sản xuất ra và một số thương hiệu khác như Honeywell và GE là tương thích với hệ thống này.
Giao thức kết nối nhà thông minh Bluetooth Mesh
Giao thức kết nối Bluetooth Mesh là một mạng lưới kết nối Bluetooth cho phép các thiết bị có thể kết nối và giao tiếp với nhau. Các thiết bị có thể tạo thành một mạng lưới liên kết quy mô lớn giữa các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên những thiết bị được trang bị công nghệ bluetooth 4.0 trở lên mới có thẻ sử dụng được giao thức này. Việc truyền tải và chia sẻ dữ liệu không thông qua thiết bị trung gian mà trực tiếp truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.
Giao thức Bluetooth Mesh có khả năng tự phục hồi kết nối và luôn giữ sự ổn định của mạng lưới, mang đến sự bảo mật cao, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng của các thiết bị. Và đảm bảo dữ liệu luôn đến đích ngay khi thiết bị không hoạt động hoặc mất kết nối. Một số ứng dụng trong nhà thông minh mà giao thức này đã tích hợp như hệ thống cảm biến và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm hay các công tắc thông minh.
Giao thức kết nối nhà thông minh UPB
Giao thức UPB hay còn có tên gọi là Universal Powerline Bus, đây là giao thức kết nối có dây để truyền tín hiệu đến các thiết bị. Tuy không thân thiện với người dùng như các thức kết nối không dây khác nhưng giao thức kết nối nhà thông minh này mang lại sự hiệu quả và độ tin cậy cao nhất. Khả năng truyền dữ liệu có độ trễ dưới 0,1 giây, được sử dụng cho các thiết bị tự động hóa trong gia đình.
Các thiết bị nhà thông minh tương thích với UPB đều kết nối với nhau thông qua bộ điều khiển trung gian. Mỗi thiết bị phải kết nối thủ công để thêm vào hệ thống mạng lưới. Vì vậy, chỉ có các thiết bị tương thích với giao thức UPB gặp một số khó khăn khi kết nối không dây với các thiết bị khác và khả năng nâng cấp.
Giao thức kết nối nhà thông minh Wifi
Wifi là một giao thức kết nối nhà thông minh phổ biến hiện nay, sử dụng sóng vô tuyến để truy cập internet. Giao thức kết nối Wifi cho phép các thiết bị nhà thông minh có thể giao tiếp qua mạng internet mà không cần đến dây cáp. Các thiết bị tương thích có thể hoạt động trên các băng tần 2.4GHz và 5GHz trong phạm vi khoảng 20m. Các thiết bị nhà thông minh từ Aqara, Yeelight hay Nanoleaf đều hoạt động ở băng tần 2.4GHz nên các chủ nhà cần kiểm tra wifi trước khi kết nối thiết bị.
Giao thức kết nối Wifi dễ bị ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh gây nhiễu và băng thông, khi dùng nhiều thiết bị cùng lúc sẽ xuất hiện vấn đề nghẽn mạng. Thêm vào đó, các thiết bị nhà thông minh sử dụng trong nhà có thể gây tiêu tốn nguồn năng lượng hơn trong môi trường có Wifi.
Vì sao cần phải hiểu các giao thức kết nối nhà thông minh?
Các giao thức kết nối nhà thông minh đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nên cần phải tìm hiểu trước để tối ưu hóa được khả năng sử dụng ngôi nhà của mình. Đồng thời, tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư cho ngôi nhà thông minh của mình nhé.
Khả năng tương thích
Mỗi thiết bị sẽ có các giao thức kết nối khác nhau, vì vậy các chủ nhà cần tìm những thiết bị sử dụng những giao thức phổ biến, dễ dùng và tương thích với nhiều thiết bị khác. Để có thể sử dụng đồng bộ được các thiết bị với nhau, hạn chế những sai lệch không tương thích giữa các thiết bị đến từ các nhà sản xuất khác nhau.
Dễ dàng nâng cấp hệ thống
Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của thị trường, nên các thiết bị nhà thông minh cũng được nâng cấp và cải tiến theo. Mang đến những tiện ích mới, tính năng cao cấp hơn, hiện đại hơn. Nên các người dùng phải cân nhắc khi lựa chọn các thiết bị có giao thức kết nối có khả năng tương thích cao, có thể nâng cấp, dễ dàng thay thế/đổi mới.
Tối ưu hiệu suất và chi phí
Việc đầu tư vào nhà thông minh khá tốn kém chi phí so với nhà truyền thống, nên chủ nhà cần phải cân chắc nên lựa chọn các thiết bị có giao thức kết nối phổ biến, dễ dàng vận hành để tối ưu hóa được hiệu suất sử dụng và chi phí nhất có thể. Mang đến sự tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm các khoản chi phí vận hành.
Thông qua bài viết trên, nhìn chung các giao thức kết nối nhà thông minh đều có những tính năng riêng. Mang lại hiệu quả sử dụng cho người dùng khác nhau, vì vậy nên các chủ nhà cần tìm hiểu trước khi lựa chọn các thiết bị nhà thông minh phù hợp cho nhu cầu của mình. Công ty nhà thông minh AiSmartHome là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhà thông minh, mang đến những thiết bị nhà thông minh đa dạng có khả năng nâng cấp và kết nối với nhau hiệu quả. AiSmartHome sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhà, liên hệ qua hotline 0396.999.918 để biết thêm thông tin nhé.