Tin mới nhất

Rơ Le Trung Gian Là Gì? Cấu Tạo, Công Dụng & Cách Đấu Rơ Le Trung Gian

Rơ le trung gian

Rơ le trung gian là gì? Rơ le trung gian một thiết bị quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết dưới đây, nhà thông minh AiSmarthome sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về rơ le trung gian, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về cách sử dụng thiết bị này. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Rơ le trung gian là gì?

Rơ le trung gian là một thiết bị điện hoạt động như một nam châm điện, có tích hợp hệ thống tiếp điểm, được dùng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc khuếch đại điện từ. Nó đóng vai trò trung gian giữa các thiết bị điều khiển công suất nhỏ và các thiết bị có công suất lớn hơn trong mạch điện. Trong sơ đồ điều khiển, rơ le trung gian luôn được lắp đặt ở vị trí trung gian, đóng vai trò kết nối giữa các thiết bị điều khiển công suất nhỏ và những thiết bị có công suất lớn hơn.

Rơ le trung gian là gì
Rơ le trung gian hoạt động như một nam châm điện

Cấu tạo của rơ le trung gian

Rơ le trung gian được cấu tạo bởi một cuộn hút, mạch tiếp điểm, vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm. Thiết bị này đóng vai trò trung gian trong việc điều khiển các thiết bị điện trong hệ thống tự động hóa và cơ cấu điện tử.

Cấu tạo rơ le trung gian
Cấu tạo rơ le trung gian

Bao gồm:

  • Cuộn hút (nam châm điện) bao gồm lõi thép tĩnh, lõi thép động và cuộn dây. Cuộn dây có thể là loại cuộn cường độ, cuộn điện áp hoặc kết hợp cả hai. Lõi thép động được giữ cố định bởi lò xo và có thể điều chỉnh vị trí thông qua vít điều chỉnh.
  • Mạch tiếp điểm gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch. Trong đó, tiếp điểm nghịch có nhiệm vụ đóng/ngắt thiết bị điện tải và được cách ly hoàn toàn với cuộn hút để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động

Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian

Rơ le trung gian thường được lắp ở vị trí trung gian giữa các thiết bị điều khiển có công suất khác nhau, đóng vai trò chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc khuếch đại. Thiết bị này có hai mạch hoạt động độc lập, một mạch điều khiển cuộn dây rơ le, cho phép dòng điện đi qua hoặc ngắt dòng điện qua cuộn dây.Một mạch còn lại kiểm soát dòng điện, quyết định xem dòng điện có thể đi qua rơ le hay không.

Nguyên lý làm việc của rơ le trung gian
Nguyên lý làm việc của rơ le trung gian

Khi dòng điện đi qua rơ le trung gian, nó tiếp tục chạy qua cuộn dây bên trong, tạo ra một từ trường hút. Từ trường này tác động lên một đòn bẩy bên trong, làm thay đổi trạng thái đóng/mở của các tiếp điểm. Nhờ đó, trạng thái của rơ le cũng thay đổi tương ứng. Tùy thuộc vào thiết kế, rơ le có thể có một hoặc nhiều tiếp điểm điện khác nhau.

Các cách phân loại rơ le trung gian phổ biến

Trên thị trường, cung cấp nhiều loại rơ le với chất lượng và giá thành khác nhau đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Do đó, để có thể thuận tiện hơn trong quá trình tìm mua và sử dụng, hãy tham khảo một số loại rơ le thông dụng sau:

Phân loại dựa theo thương hiệu

Hiện nay, tất cả các dòng rơ le trung gian trên thị trường đều hoạt động theo nguyên lý chung là chuyển tiếp mạch điện đến thiết bị khác, giúp bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện. Tuy nhiên, nếu xét theo thương hiệu, những hãng rơ le uy tín và được sử dụng rộng rãi nhất gồm:

  • Rơ-le Schneider
  • Rơ-le Omron
  • Rơ-le Fuji
  • Rơ-le Idec
  • Rơ-le Yongsung
  • Rơ-le Hanyoung
Các thương hiệu uy tín sẽ được khách hàng tin dùng
Các thương hiệu uy tín sẽ được khách hàng tin dùng

Phân loại dựa theo số chân

Rơ le trung gian được thiết kế với nhiều loại khác nhau tùy vào số lượng chân, mỗi loại có công dụng riêng trong hệ thống điều khiển và tự động hóa.

  • Rơ le trung gian 11 chân có nhiệm vụ chịu tải trung gian cho các cảm biến, đồng thời hỗ trợ mạch tự động giữ, mở, bật. Với thiết kế có nhiều tiếp điểm xung quanh, loại rơ le này được sử dụng phổ biến nhờ khả năng tháo lắp dễ dàng, độ bền cao và hoạt động ổn định.
Rơ le 11 chân có độ bền cao và hoạt động ổn định
Rơ le 11 chân có độ bền cao, hoạt động ổn định
  • Rơ le trung gian 14 Rơ le trung gian 14 chân với 4 cặp tiếp điểm được thiết kế để cung cấp khả năng điều khiển linh hoạt và an toàn cho các hệ thống điện. Trong đó, chân 13 và 14 dùng để cấp nguồn cho cuộn dây, giúp rơ le hoạt động ổn định. Với cấu trúc này, rơ le có thể kiểm soát nhiều thiết bị điện khác nhau, từ các mạch điện đơn giản đến các hệ thống công nghiệp phức tạp.
Rơ le 14 chân được thiết kế đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện
Rơ le 14 chân được thiết kế đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện

Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại rơ le 5 chân, rơ le 8 chân, mỗi loại đều có công dụng riêng và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển tự động.

Phân loại dựa theo điện thế

Khi phân loại theo điện thế, rơ le trung gian được chia thành nhiều loại tương ứng với các mức điện áp phổ biến trong công nghiệp như: 5Vdc, 12Vdc, 24Vdc, 220V, 380V… Mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng, cụ thể như sau:

  • Rơ le trung gian 12V hoạt động như một công tắc thông minh, giúp điều khiển các thiết bị điện có tải lớn với khả năng chịu tải lên đến 40A, hỗ trợ đóng/ngắt điện áp từ 1V đến 220V. Rơ le còn có tính năng bảo vệ quá tải, chống cháy nổ, giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi hư hỏng. Thông qua việc kết hợp với các hệ thống điều khiển thông minh, người dùng có thể dễ dàng quản lý các thiết bị điện từ xa.
Rơ le 12V
Rơ le 12V thường được sử dụng trong hệ thống điện gia dụng
  • Rơ le trung gian 220V được thiết kế với hai mạch hoạt động độc lập, giúp việc lắp đặt và bảo dưỡng trở nên dễ dàng. Nhờ có nhiều tiếp điểm, loại rơ le này có thể vừa thực hiện chức năng đóng, vừa mở mạch điện. Ngoài ra, nó còn đảm nhiệm vai trò truyền tín hiệu khi rơ le chính không đủ khả năng ngắt mạch.
Rơ le 220V
Rơ le 220V được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện
  • Rơ le trung gian 380V có khả năng chịu tải cao, lên đến 100A, rất phù hợp với các thiết bị công nghiệp. Với thời gian phản hồi nhanh chỉ 0.1s, nó giúp duy trì sự ổn định của dòng điện, hạn chế hiện tượng mất pha, chập cháy và đảm bảo hiệu suất hoạt động cho máy móc công nghiệp. Tiếp điểm của loại rơ le này có kích thước lớn, độ bền cao, góp phần tăng hiệu quả làm việc và giảm thiểu rủi ro trong hệ thống điện.
Rơ le 380V có khả năng chịu tải cao phù hợp với thiết bị công nghiệp
Rơ le 380V có khả năng chịu tải cao phù hợp với thiết bị công nghiệp

Hướng dẫn cách đấu các loại rơ le trung gian cơ bản

Rơ le là một thiết bị quan trọng trong ngành công nghiệp, giúp bảo vệ các thiết bị điện trước sự cố quá tải. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đấu nối các loại rơ le trung gian 5 chân, 8 chân và 14 chân. Hãy cùng tìm hiểu!

Cách đấu nối rơ le trung gian 5 chân:

Rơ le 5 chân bao gồm 2 cặp tiếp điểm và 1 cuộn dây cấp nguồn, trong đó có 1 cặp tiếp điểm thường mở (NO) và 1 cặp tiếp điểm thường đóng (NC). Khi rơ le ở trạng thái không có nguồn cấp, chân 30 và 87 ở trạng thái hở (NO), trong khi chân 30 và 87a ở trạng thái đóng (NC). Tuy nhiên, khi cấp nguồn điện, từ trường sinh ra sẽ tạo lực hút làm chân 30 và 87 đóng lại, trở thành tiếp điểm đóng, đồng thời chân 30 và 87a sẽ mở ra.

Đấu nối rơ le trung gian 5 chân
Đấu nối rơ le trung gian 5 chân

Cách đấu nối rơ le trung gian 8 chân

Để đấu nối rơ le trung gian 8 chân, ta cấp nguồn 12V, 24V hoặc 220V (tùy loại) vào chân 1 và 5 của cuộn dây. Trong hệ thống tiếp điểm, cặp thường mở (NO) gồm 2-4 và 6-8, còn cặp thường đóng (NC) là 2-3 và 6-7. Nguyên lý hoạt động của rơ le 8 chân tương tự như rơ le 4 chân và 5 chân.

Khi chưa cấp nguồn, các tiếp điểm NO (2-4 và 6-8) vẫn hở, trong khi các tiếp điểm NC (2-3 và 6-7) đóng lại. Khi cấp nguồn cho cuộn dây, từ trường sinh ra làm các tiếp điểm NO (2-4 và 6-8) đóng lại, đồng thời các tiếp điểm NC (2-3 và 6-7) mở ra, thay đổi trạng thái hoạt động của rơ le.

Đấu nối rơ le trung gian 8 chân
Đấu nối rơ le trung gian 8 chân

Cách đấu nối rơ le trung gian 14 chân

Rơ le 14 chân có thể được hình dung như một chiếc cầu với nhiều nhánh kết nối. Mỗi nhánh (tương ứng với các tiếp điểm) có thể đóng hoặc mở tùy thuộc vào việc có dòng điện chạy qua cuộn dây hay không.

Sơ đồ rơ le trung gian 14 chân
Sơ đồ rơ le trung gian 14 chân

Các tiếp điểm thường đóng (NC) bao gồm các chân 1-2, 3-4, 5-6, 7-8. Khi chưa cấp điện, các tiếp điểm này sẽ nối với nhau như một cây cầu hoàn chỉnh. Các tiếp điểm thường mở (NO) bao gồm các chân 9-10, 11-12, 13-14. Ở trạng thái bình thường, các tiếp điểm NO bị ngắt, giống như một cây cầu bị tách rời. Chân 13 và 14 được dùng để cấp nguồn cho cuộn dây của rơ le.

Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, từ trường sinh ra sẽ làm thay đổi trạng thái của các tiếp điểm: Cụ thể, các tiếp điểm thường đóng (NC) sẽ mở ra, ngắt kết nối giữa các tiếp điểm này, trong khi các tiếp điểm thường mở (NO) sẽ đóng lại, tạo thành một mạch kín. Điều này cho phép rơ le chuyển mạch từ trạng thái không hoạt động sang trạng thái hoạt động, giúp điều khiển các thiết bị điện trong hệ thống. Khi dòng điện tắt, cuộn dây sẽ không còn từ trường, các tiếp điểm sẽ quay lại trạng thái ban đầu, hoàn tất chu trình đóng/ngắt mạch điện

Ứng dụng của rơ le trung gian

  • Truyền tín hiệu và chia tín hiệu trong mạch điều khiển: Rơ le trung gian thường được sử dụng khi rơ le chính không đủ khả năng đóng/ngắt do số tiếp điểm hạn chế. Ngoài ra, nó còn giúp chia tín hiệu điện từ một rơ le chính đến nhiều bộ phận khác trong sơ đồ mạch điều khiển.
  • Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ thiết bị: Khi điện áp không ổn định, rơ le trung gian có thể tự động ngắt điện để bảo vệ thiết bị, như trong tủ lạnh khi bị yếu điện. Khi điện áp ổn định lại, rơ le sẽ cấp điện để thiết bị hoạt động bình thường. Trong hệ thống bộ nạp ắc quy xe ô tô, xe máy, nếu máy phát điện hoạt động tốt, rơ le sẽ đóng mạch nạp điện cho ắc quy, giúp duy trì năng lượng cho phương tiện.
Rơ le trung gian thích hợp điều khiển dòng điện nhỏ
Rơ le trung gian thích hợp điều khiển dòng điện nhỏ
  • Điều khiển dòng điện nhỏ và lớn: Rơ le trung gian rất phù hợp để điều khiển dòng điện nhỏ, thường dưới vài ampe, nhờ vào khả năng chuyển mạch chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cần điều khiển dòng điện lớn hơn, thường là vài chục ampe trở lên, cần sử dụng contactor có buồng dập hồ quang. Contactor giúp ngắt mạch an toàn khi có dòng điện lớn, đồng thời dập tắt hồ quang điện sinh ra trong quá trình đóng/ngắt mạch, đảm bảo hiệu suất và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  • Ứng dụng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp: Rơ le trung gian được tích hợp trong bảng mạch điều khiển điện tử, giúp điều khiển thiết bị điện dễ dàng. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, tủ điện điều khiển, dây chuyền sản xuất, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Rơ le trung gian được ứng dụng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp
Rơ le trung gian được ứng dụng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp

Những vai trò của rơ le trung gian 

Ngày nay, Rơ le trung gian đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển của các thiết bị gia dụng đến các thiết bị công nghiệp. Mỗi dòng khác nhau sẽ có vai trò khác, hãy cùng tìm hiểu dưới đây 

Có thể tăng khả năng tiếp xúc

Rơ le trung gian tuy có công suất tiếp điểm nhỏ nhưng vẫn chịu tải nhất định. Để mở rộng công suất điều khiển, người ta sử dụng rơ le trung gian với dòng điện nhỏ để kích hoạt thiết bị công suất lớn hơn. Nhờ đó, rơ le giúp tăng cường tín hiệu điều khiển, cách ly mạch điều khiển và mạch tải, đảm bảo an toàn và ổn định. Loại rơ le này được ứng dụng rộng rãi trong mạch điều khiển để điều khiển các phụ tải khác. 

Rơ le được ứng dụng trong các mạch điều khiển để điều khiển các phụ tải khác
Rơ le được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điều khiển để điều khiển các phụ tải khác

Có thể thay thế contactor nhỏ

Rơ le trung gian đóng vai trò chuyển tiếp mạch điện trong các hệ thống điều khiển của thiết bị gia dụng hiện đại và công nghiệp. Mỗi tiếp điểm của rơ le đều có khả năng chịu tải nhất định, đặc biệt phù hợp với tải nhỏ. Rơ le trung gian có thể thay thế các contactor nhỏ, được ứng dụng trong điều khiển cửa cuốn điện và nhiều thiết bị gia dụng khác.

Có thể chuyển đổi loại tiếp điểm

Trong quá trình điều khiển, các tiếp điểm thường đóng (NC) của công tắc tơ đóng vai trò quan trọng để thực hiện chức năng điều khiển mong muốn. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu các tiếp điểm NC của công tắc tơ đã được sử dụng hết, hệ thống sẽ không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ điều khiển như yêu cầu.

Các tiếp điểm của rơ le trung gian có thể chuyển đổi loại tiếp điểm
Các tiếp điểm của rơ le trung gian có thể chuyển đổi loại tiếp điểm

Có thể được sử dụng như một công tắc

Trong một số mạch điều khiển, rơ le trung gian được sử dụng để đóng/mở các linh kiện điện thông qua việc điều khiển các tiếp điểm. Chẳng hạn, trong mạch điều khiển van công nghiệp, Triode đóng vai trò bật/tắt rơ le trung gian, từ đó kích hoạt hoặc ngắt cuộn khử khí, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra chính xác và ổn định.

Có thể nhận 1 hoặc nhiều tín hiệu điều khiển

Rơ le trung gian đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển của thiết bị công nghiệp và gia dụng, đặc biệt với khả năng nhận một hoặc nhiều tín hiệu điều khiển. Việc có thể tiếp nhận nhiều tín hiệu mà không làm thay đổi hình thức điều khiển giúp tăng tính linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, sửa chữa trong quá trình sử dụng.

Rơ le trung gian có thể nhận 1 hoặc nhiều tín hiệu điều khiển
Rơ le trung gian có thể nhận 1 hoặc nhiều tín hiệu điều khiển

Có thể chuyển đổi điện áp và loại bỏ nhiễu mạch

Trong thực tế, dù đã áp dụng nhiều biện pháp chống nhiễu, nhưng nhiễu trong mạch điều khiển vẫn xảy ra trong dây chuyền công nghiệp và hệ thống điều khiển máy tính. Khi đó, rơ le trung gian đóng vai trò quan trọng trong loại bỏ nhiễu hiệu quả, đồng thời giúp chuyển đổi điện áp nhanh chóng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Rơ le trung gian là một trong những thiết bị bảo vệ điện mang đến sự an toàn cho người và tài sản trong ngôi nhà, đây là những thiết bị không thể thiếu với mỗi gia đình. Ngoài ra, hiện nay nhiều gia đình có xu hướng sử dụng nhà thông minh để nâng cao sự an toàn, hạn chế được các sự cố nguy hiểm. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm những thiết bị sau luôn bảo vệ mạng điện của gia đình bạn an toàn qua bài viết này nhé. [Top 7] Thiết bị bảo vệ mạng điện phổ biến nhất hiện nay.

Trên đây là toàn bộ thông tin về rơ le trung gian là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cho đến cách đấu nối và ứng dụng thực tế. Hy vọng bài viết này của nhà thông minh AiSmarthome sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị quan trọng này và cách sử dụng hiệu quả trong hệ thống điều khiển. Nếu đang còn gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn các thiết bị thì nhanh tay liên hệ qua hotline 0396999918 cho công ty nhà thông minh AiSmartHome để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *